PHÒNG GD&ĐT LONG MỸ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TRƯƠNG TẤN LẬP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: …/KH-THCSTTL Vĩnh Viễn, ngày 19 tháng 9 năm 2015 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC (2015 - 2020) XÂY DỰNG TRƯỜNG TIÊN TIẾN XUẤT SẮC I. GIỚI THIỆU NHÀ TRƯỜNG: Trường THCS Trương Tấn Lập được thành lập ngày 08 tháng 6 năm 2010 theo quyết định số: 1135/ QĐ-UBND huyện Long Mỹ, hiện tại nhà trường có tổng số học sinh là 735 em, gồm 20 lớp trong đó khối 6: 05 lớp; khối 7: 05 lớp; khối 8: 04 lớp; khối 9: 04 lớp. Tổng số CB – GV – NV là 43 người. Khi mới thành lập, trường tiếp nhận cơ sở vật chất của trường THPT Vĩnh Viễn gồm 32 phòng, trong đó 17 phòng kiên cố, 11 phòng bán kiên cố, 04 phòng tiền chế, tọa lạc tại ấp 1 xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Năm học 2015 – 2016 này là năm thứ 6 nhà trường được thành lập, vì vậy trong qúa trình hoạt động có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy, học còn thiếu thốn, lạc hậu, một số thiết bị có, nhưng đã xuống cấp trầm trọng. Nhưng với sự quyết tâm của đội ngũ CB - GV - CNV trong nhà trường, cùng với sự chì đạo sâu sát của lãnh đạo Phòng GD và ĐT Long Mỹ, năm học này nhà trường thực hiện KĐCL (đánh giá ngoài) và tái công nhận chuẩn Quốc gia giai đoạn 2, nhằm để đáp ứng yêu cầu phát triển xã nông thôn mới xã Vĩnh Viễn cũng như công tác phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. II. Phân tích môi trường: 1. Đặc điểm tình hình: a. Môi trường bên trong: + Mặt mạnh: - Cơ sở vật chất khá đầy đủ, phòng ốc, bàn ghế đúng chuẩn, khang trang tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại: Tổng số phòng học: 32 phòng, trong đó 20 phòng học và 12 phòng chức năng. * 02 phòng Thư viện: có 01 nhân viên phụ trách , gồm 01 phòng đọc Gv, 01 phòng đọc hs. * 01 phòng thiết bị: Toán – Lý. * 02 phòng bộ môn: Hóa + Sinh có cán bộ chuyên trách. * 01 phòng giáo viên. * 01 Phòng làm việc của BGH * 05 phòng dành cho các hoạt động khác như: phòng Đoàn thể; phòng truyền thống; Phòng gíam thị; phòng vi tính; phòng CNTT, tất cả các phòng làm việc đều được trang bị máy vi tính và đã được kết nối mạng Internet. - Có 04 khu nhà vệ sinh dành cho GV và HS - Có 02 khu để xe cho GV và HS. - Có căn tin phục vụ trong trường đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. - Có tường rào kiên cố, tách biệt với khu dân cư. - Khuôn viên trường luôn sạch đẹp, có sân để học sinh chơi và tập thể dục đầu giờ, giữa giờ, sân trường có trồng một số cây xanh và bồn hoa, tạo cảnh quang mát mẻ thuận lợi trong các hoạt động. + Về đội ngũ: - BGH năng động, sáng tạo, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý, nhạy cảm với những đổi thay của môi trường, vì vậy luôn ứng xử phù hợp tạo được sự đồng thuận nhất trí cao của các thành viên trong nhà trường. Có phong cách lãnh đạo dân chủ, biết lắng nghe, chọn lọc và phân tích các nguồn thông tin để có những quyết định hợp lý trong quá trình giải quyết công việc cũng như công tác tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đa số trẻ, khỏe, nhiệt tâm, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đều đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục (100% CB, GV đạt chuẩn chuyên môn, trong đó có 70% trên chuẩn; 100% CB, GV có bằng A Tin học, 10% có trình độ B vi tính; 80% có trình độ A Anh văn). - Hàng tuần bộ phận chuyên môn đều lên lịch dự giờ, thao giảng, hàng tháng có kế hoạch hội thảo chuyên đề và được tổ chức thường xuyên, nâng dần chất lượng học tập của học sinh, cũng như nâng cao tay nghề đổi mới phương pháp giảng dạy trong đội ngũ giáo viên. - Các đoàn thể vững mạnh, tập hợp được quần chúng; năng động, sáng tạo và phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc tổ chức các hoạt động, các phong trào góp phần nâng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên và giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng cho học sinh. - Việc thực hiện hiệu quả các cuộc vận động và thực hiện chủ đề theo từng năm học, đống thời mỗi cán bộ, giáo viên phải “Sống có trách nhiệm với thế hệ trẻ” trong những năm qua đã tạo nên một tiền đề khá vững chắc cho việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục ở đơn vị. - Chất lượng giáo dục các bộ môn văn hóa, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao hàng năm, được các cấp quản lý giáo dục, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cha mẹ học sinh tin tưởng. + Mặt yếu: - Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Một số giáo viên phải dạy hai phân môn, dạy nhiều khối lớp, phần nào ảnh hưởng đến chất lương giảng dạy, giáo dục học sinh. - Các hoạt động giáo dục toàn diện chưa phát huy được hiệu quả, học sinh còn thụ động khi tham gia các hoạt động. - Phương pháp dạy – học phát huy tính tích cực, tự học của học sinh chưa được thực hiện sâu, rộng và thường xuyên. - Công tác quản lý học sinh chơi game còn lỏng lẽo, do một số PHHS chưa thật sự quan tâm, vì vậy số lượng học sinh vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn. - CSVC tuy có nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu phát triển của số lượng học sinh và yêu cầu giáo dục hiện nay; nhiều thiết bị lạc hậu, kém chất lượng, chưa phục vụ tốt cho việc giáo dục, một số phòng chức năng đã được trang bị từ phòng học. Cơ sở vật chất và năng lực tài chính bước đầu chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo chất lượng cao. - Một bộ phận nhỏ giáo viên chậm hội nhập, chậm tiến bộ, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và giáo dục học sinh. Một số ít giáo viên thiếu kinh nghiệm, chưa quan tâm một các sâu sát đến từng đối tượng trong giảng dạy cũng như trong giáo dục, xử lý các tình huống sư phạm còn tùy tiện nên tác dụng và hiệu quả giáo dục đạo đức chưa cao. - Việc phối hợp ba môi trường giáo dục chưa chặt chẽ, chưa phát huy hiệu quả. Chưa có hệ thống của trang web, nên chưa cung cấp được những thông tin cần thiết cho cha mẹ học sinh, chưa tạo được mối liên kết để phát huy tác dụng giáo dục. b. Môi trường bên ngoài: + Cơ hội: - Phong trào xã hội hóa giáo dục phát triển mạnh tạo cơ hội điều kiện cho nhà trường đẩy mạnh chất lượng giáo dục thông qua việc hỗ trợ tích cực của ban đại diện cha mẹ học sinh và sự đóng góp của cha mẹ học sinh về vật chất, tinh thần giúp nhà trường có điều kiện tổ chức tốt các hoạt động giáo dục. - Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra mạnh mẽ, trường có nhiều cơ hội học tập các nền giáo dục tiên tiến và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác phát triển đồng thời trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nhà trường, giáo viên có cơ hội tiếp cận giao lưu với học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, các trường trong huyện, trong tỉnh và cả nước qua mạng thông tin Internet. - Được sự quan tâm và hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền, các đoàn thể, công an, chính quyền địa phương trong việc giáo dục đạo đức học sinh và giữ gìn an ninh trật tự khu vực, nhất là trong những giờ cao điểm tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục. - Ngày càng được sự tín nhiệm quan tâm của lãnh đạo các cấp, của ngành và của phụ huynh học sinh trong ngoài địa bàn, kể cả những địa bàn lân cận. + Thách thức: - Trình độ dân trí trong khu vực trường đóng còn thấp, nhất là người dân tộc Khơme, đa số thuộc hộ nghèo, ít qua tâm đến việc giáo dục học sinh nên ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. - Giáo dục đạo đức cho HS còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn phụ huynh là dân lao động nghèo không có điều kiện quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em nên có nguy cơ học sinh bỏ học, vi phạm đạo đức ngày một tăng cao. - Giá cả thị trường ngày càng tăng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sống của cán bộ công chức nói chung và giáo viên nói riêng. - Cạnh tranh về chất lượng giáo dục giữa các trường trong khu vực trong xã ngày càng cao. Hơn nữa, xu hướng xã hội hoá giáo dục cũng tạo ra nguy cơ chia sẻ nguồn học sinh đối với nhà trường. - Đời sống nhân dân địa phương còn nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định, kinh tế phát triển chậm, đa phần sống bằng nông nghiệp, nên việc chăm lo cho giáo dục có phần hạn chế. - Đòi hỏi của xã hội và nền kinh tế đối với chất lượng giáo dục ngày càng cao trong khi khả năng tài chính, các điều kiện thực hiện và đảm bảo chất lượng của trường còn hạn chế. - Thu nhập của giáo viên, nhân viên còn thấp khiến một bộ phận giáo viên chưa toàn tâm, toàn ý với nghề, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy, giáo dục học sinh. 2. Các vấn đề chiến lược cần ưu tiên giải quyết: - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý - Đẩy mạnh việc xã hội hoá giáo dục để chống lưu ban, bỏ học. - Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy; áp dụng chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở. 3. Thống kê số lượng học sinh các năm qua: + Năm học: 2010 – 2011. Toàn trường có 17 lớp, với 639 học sinh. Trong đó: - Khối 6: 4 lớp với 172, nữ: 135. - Khối 7: 05 lớp, với 139, nữ: 111. - Khối 8: 05 lớp, với 139, nữ: 94. - Khối 9: 03 lớp, với 96, nữ: 73. + Naêm hoïc: 2011 – 2012. Tổng số: 17 với 659 học sinh; nữ 336. Trong đó: - Khối 6: 04 lớp với 170 học sinh; nữ: 95 - Khối 7: 05 lớp với 177 học sinh; nữ: 92 - Khối 8: 04 lớp với 166 học sinh; nữ: 67 - Khối 9: 04 lớp với 146 học sinh; nữ: 82 + Năm học: 2012 – 2013. Tổng số: 18 với 672 học sinh; nữ 333. Trong đó: - Khối 6: 05 lớp với 211 học sinh; nữ: 107 - Khối 7: 04 lớp với 164 học sinh; nữ: 84 - Khối 8: 05 lớp với 158 học sinh; nữ: 83 - Khối 9: 04 lớp với 139 học sinh; nữ: 60 + Năm học: 2013 – 2014. Toàn trường có 19 lớp với 670 số học sinh; nữ: 335 học sinh; Dân tộc: 34 học sinh. - Khối 6: 05 lớp với: 172 học sinh, nữ 80; Dân tộc: 08; nữ: 04 - Khối 7: 06 lớp với: 204 học sinh, nữ 105; Dân tộc: 12; nữ: 09 - Khối 8: 04 lớp với: 164 học sinh, nữ 81; Dân tộc: 11; nữ: 05 - Khối 9: 04 lớp với: 130 học sinh, nữ 69; Dân tộc: 03; nữ: 01 + Năm học: 2014 – 2015. Toàn trường có 19 lớp với 702 số học sinh; nữ: 354 học sinh; Dân tộc: 32 học sinh. - Khối 6: 05 lớp với: 212 học sinh, nữ 110; Dân tộc: 10; nữ: 06 - Khối 7: 06 lớp với: 161 học sinh, nữ 80; Dân tộc: 06; nữ: 04 - Khối 8: 04 lớp với: 189 học sinh, nữ 97; Dân tộc: 10; nữ: 08 - Khối 9: 04 lớp với: 140 học sinh, nữ 67; Dân tộc: 06; nữ: 01 * Tỷ lệ học sinh lưu ban bỏ học: Năm | Số HS đầu năm | Số HS cuối năm | Số HS chuyển trường | Số HS bỏ học | Số HS lưu ban | Số HS | % | Số HS | % | 2010 – 2011 | 639 | 615 | 24 | 06 | 0,94 | 10 | 1,6 | 2011- 2012 | 659 | 637 | 22 | 06 | 0,91 | 11 | 1,7 | 2012- 2013 | 672 | 644 | 28 | 06 | 0,89 | 16 | 2,3 | 2013- 2014 | 670 | 641 | 29 | 06 | 0,90 | 08 | 1,2 | 2014- 2015 | 702 | 672 | 30 | 07 | 0,99 | 09 | 1,3 |
* Tỉ lệ tăng dân số của xã: - Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2010 – 2015 là 0,84%. - Tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2015 – 2020 dự kiến là 0,92%. * Dân số chia theo độ tuổi năm 2015: - 11 tuổi: 177, nữ: 105. - 12 tuổi: 192, nữ: 106. - 13 tuổi: 172, nữ: 97. - 14 tuổi: 172, nữ: 111. - 15 tuổi: 102, nữ: 57. * Kết qủa dự báo. Dự báo số liệu số lớp, số học sinh: Năm học | Tổng số | Khối 6 | Khối7 | Khối 8 | Khối 9 | Lớp | HS | Lớp | HS | Lớp | HS | Lớp | HS | Lớp | HS | 2015-2016 | 20 | 735 | 6 | 214 | 5 | 209 | 4 | 136 | 4 | 176 | 2016-2017 | 21 | 757 | 6 | 215 | 6 | 212 | 5 | 197 | 4 | 133 | 2017-2018 | 22 | 830 | 6 | 221 | 6 | 210 | 6 | 208 | 5 | 191 | 2018-2019 | 23 | 869 | 7 | 249 | 6 | 218 | 6 | 207 | 5 | 195 | 2019-2020 | 24 | 914 | 8 | 265 | 7 | 241 | 6 | 211 | 6 | 197 |
Để có kết quả dự báo và số lớp, số học sinh, số học sinh trong bảng trên cơ sở sau: - Số học sinh hiện có năm: 2015 - 2016. - Số học sinh đầu vào lớp 6 và đầu ra lớp 9. - Số học sinh lưu ban, bỏ học của các năm gần đây không quá 01%. - Số trẻ em trong địa bàn từ 11 đến 15 tuổi trong xã. - Số học sinh chuyển đến từng năm tăng dần do việc chia tách huyện Long Mỹ về trụ sở mới định vị tại ấp 1 xã Vĩnh Viễn, giáp ranh với trường. Dự báo số CBQL – GV – NV: Treân cơ sở số lớp tương đối ổn định từng năm cho nên số giáo viên cũng phải ổn định: + Tuyển dụng giáo viên theo biên chế từng năm học. Do đó đến năm 2019 – 2020 thì: - Tổng số CB – GV – CNV là: 54; nữ 30. + BGH: 02, nữ: 02. + GV đứng lớp: 48 GV/25 lớpp. TPT: 01 + Nhân viên: 06. + Giáo viên kiêm nhiệm y tế học đường: 01. - Trình độ giáo viên nâng cao phải 80% đạt trình độ từ Đại học trở lên và phải thường xuyên cập nhập thông tin, nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu mới của đất nước - Phài có đầy đủ giáo viên dạy bộ môn theo quy định. Dự báo về CSVC: Do tình hình học sinh không tăng nên CSVS đủ để phục vụ cho hoạt động dạy và học cụ thể như sau: + Phòng Ban giám hiệu: 01. + Phòng Hội đồng: 01. + Phòng đoàn thể; Y tế trường học: 01. + Phòng học gồm: 20. + Phòng vi tính: 01. + Phòng bộ môn: 02 (Hoá – Sinh). + Phòng truyền thống: 01 + Phòng thư viện: 02 phòng. + Phòng thiết bị: 01 phòng (Toán –Lý). + Phòng tổ chuyên môn: 01 + Phòng Kế toán – Văn thư: 01 III. Định hướng chiến lược: 1. Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, tổ chức hoạt động theo hướng hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại; có đội ngũ giáo viên giỏi, ứng dụng sáng tạo và hiệu quả công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục; môi trường học tập thân thiện, học sinh năng động sáng tạo tích cực biết ứng xử tốt mọi tình huống, thích ứng với thời đại mới. 2. Sứ mạng: - Tạo dựng môi trường học tập lành mạnh, thân thiện; đảm bảo nề nếp, kỷ cương và chăm sóc tốt để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy. - Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu xã hội. 3. Các giá trị: - Đoàn kết, chia sẻ, hợp tác và hỗ trợ. - Tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo, tính trung thực và khát vọng vươn lên. - Coi trọng hiệu quả và hướng đến tính chuyên nghiệp. IV. Mục tiêu chiến lược 2015 – 2020: 1. Mục tiêu chung: - Đào tạo thế hệ học sinh thành những con người mới, có phẩm chất đạo đức, có năng lực làm chủ xã hội, có sức khỏe và đời sống tinh thần tiến bộ đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước và thời đại. - Xây dựng trường THCS Trương Tấn Lập thành trường Tiên tiến xuất sắc, khẳng định thương hiệu “Trường học thân thiện, có uy tín về chất lượng giáo dục”. 2. Mục tiêu cụ thể: - Năm học 2015 – 2016; 2016 – 2017; 2017 – 2018; 2018 - 2019; 2019 - 2020 trường THCS Trương Tấn Lập quyết tâm đạt danh hiệu Trường Tiên tiến xuất sắc. - Năm học 2016 - 2017 trường THCS Trương Tấn Lập được biết đến là một trường học năng động, thân thiện, có nhiều học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, có uy tín về chất lượng giáo dục sẽ là một trong những trường hàng đầu của Huyện, với thương hiệu trường học thân thiện, có uy tín về chất lượng giáo dục, nhằm đáp ứng nguồn lục tri thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. V. Các giải pháp chiến lược: - Đổi mới dạy học:Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học hướng tới cá thể; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường rèn luyện kỹ năng và khả năng tương tác của học sinh trong quá trình dạy học. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo điều kiện phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của từng học sinh. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện: Đổi mới các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản. - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. + Phát triển đội ngũ: - Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng GV theo hướng sử dụng tốt những GV hiện có và tuyển dụng GV mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. - Tạo môi trường làm việc thân thiện, năng động; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tự hào, mong muốn được cống hiến và gắn kết với nhà trường. - Nâng cao thu nhập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, tạo nguồn thu nhập ổn đình để đội ngũ yên tâm đầu tư cho công tác một cách hiệu quả. - Không ngừng cải tiến công tác thi đua, khen thưởng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hướng tới sự công bằng lành mạnh, tạo điều kiện cho từng cá nhân phấn đấu nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động. - Thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ sở, tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học, nâng cao tinh thần trách nhiệm chủ động, sáng tạo trong đội ngũ nhằm đem lại kết quả tốt nhất cho việc phát triển, hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa nhà trường. - Tổ chức kiểm tra đánh giá chặt chẽ, đúng quy định. Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy; áp dụng chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở nhằm đánh giá đúng năng lực từng cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng, quy hoạch và phát triển đội ngũ phù hợp hướng đến chuyên môn hóa nhằm đạt hiệu quả chất lượng cao. + Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ: - Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng chức năng hiện có của trường phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập. Đầu tư và ứng dụng hệ thống dạy học tương tác, nhằm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá một cách hiệu quả, chất lượng theo hướng hiện đại. - Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của nhà trường. Các thông tin quản lý giữa các bộ phận trong trường được liên thông qua hệ thống mạng. Nối mạng tất cả máy vi tính trong trường, trang bị máy vi tính nối mạng cho học sinh sử dụng để các em có thể truy cập thông tin một các dễ dàng khi cần thiết. - Xây dựng thư viện đề kiểm tra và giáo án điện tử để giáo viên tham khảo đầu tư tốt cho công tác. Khuyến khích cán bộ, giáo viên, CNV trang bị máy tính cá nhân (laptop) và sử dụng trong giảng dạy để vừa tiết kiệm thời gian vừa dễ dàng trong việc cập nhật thông tin phục vụ cho giảng dạy. + Nguồn lực tài chính: - Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của từng bộ phận và toàn trường. - Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hạch toán, và minh bạch các nguồn thu, chi. - Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân và PHHS của trường để đầu tư phát triển nhà trường. + Hệ thống thông tin: - Nâng cấp và khai thác có hiệu quả website của trường. Giới thiệu rộng rãi các hoạt động của nhà trường trên các phương tiện thông tin đặc biệt qua website của trường nhằm tạo lập niềm tin của cha mẹ học sinh và dư luận quần chúng đối với nhà trường để dần hình thành thương hiệu nhà trường uy tín chất lượng cao. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho GV, HS tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và khu vực. - Tham gia tốt các hoạt động xã hội lớn của ngành và địa phương. + Lãnh đạo và quản lý: - Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường về các nội dung của Kế hoạch chiến lược. - Xây dựng sự đoàn kết, nhất trí cao của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược. - Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong nhà trường hướng tới các giá trị cơ bản đã nêu. - Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, tổ chức xã hội ở địa phương và cộng đồng. + Xây dựng thương hiệu: - Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. - Xác lập thương hiệu mà nhà trường xây dựng “Trường học thân thiện, có uy tín về chất lượng giáo dục” đối với từng cán bộ, giáo viên, NV, học sinh và PHHS để mỗi thành viên có trách nhiệm góp phần xây dựng thương hiệu. - Xây dựng truyền thống nhà trường, giáo dục tuyên truyền mạnh mẽ và rộng rãi trong đội ngũ CB,GV,NVvà học sinh, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với việc giữ gìn phát huy truyền thống trong quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường. - Quảng bá rộng rãi về thương hiệu nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng. VI. Đề xuất tổ chức thực hiện : 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược: Từ năm 2015 – 2020: Đạt danh hiệu Lao động xuất sắc và đạt trong 3 trường hàng đầu của Huyện, khẳng định thương hiệu “Trường học thân thiện, có uy tín về chất lượng giáo dục”. 4. Chỉ đạo thực hiện: - Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, NV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong từng năm học. - Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện. - Tổ trưởng chuyên môn, phụ trách các bộ phận: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, bộ phận; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. - Cán bộ, giáo viên, NV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường, mỗi CB,GV,NV xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. VII. Kết luận và kiến nghị: Nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại (WTO), vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra những yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội trên toàn cầu, trong đó có giáo dục. Giáo dục của thế giới đi vào thế kỷ 21 đã xác định 4 trụ cột quan trọng là “học để biết, học để làm, học chung sống và học để hoàn thiện mình”. Nhà trường Việt Nam phải đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện với những phẩm chất tốt đẹp vốn có, đồng thời phải xác định những mục tiêu cơ bản cho người học phấn đấu đạt được trong suốt quá trình học tập là biết, làm, hợp tác và tự hoàn thiện mình. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Kế hoạch chiến lược từ năm 2015 – 2020 của trường THCS Trương Tấn Lập là những định hướng phát triển nhà trường theo hướng giáo dục toàn cầu của thế kỷ XXI, chúng tôi kính trình đến các cấp lãnh đạo, quý PHHS biết để hỗ trợ trường chúng tôi thực hiện thành công chiến lược; tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh của trường phải nắm vững và tích cực thực hiện./. HIỆU TRƯỞNG |