Xây dựng quy chế dân chủ cơ sở
Xây dựng quy chế dân chủ trường THCS Mai Đình
7 QUY CHẾ, QUY ƯỚC CỦA TRƯỜNG THCS MAI ĐÌNH
1. Nội quy cơ quan
2. Quy chế dân chủ trong nhà trường
3. Quy chế bảo vệ tài sản của công
4. Quy ước về nếp sống văn minh - vệ sinh môi trường
5. Quy chế về thanh tra công chức
6. Quy chế về công tác tài chính công khai
7. Quy chế về quản lý cán bộ giáo viên, nhân viên, nâng lương, khen thưởng- kỉ luật
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRƯỜNG THCS MAI ĐÌNH
QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG
ĐIỀU 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Mọi cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đều phải thực hiện nghiêm túc mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành, làm việc theo đúng chức năng công việc được phân công, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về công việc của mình.Có nhận thức chính trị đúng đắn của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
ĐIỀU 2: NHỮNG CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
1 - Chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Phòng giáo dục - đào tạo về mọi hoạt động trong phạm vi nhà trường về các cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong phạm vi quản lý.
2 - Điều hành mọi công việc trong nhà trường theo đúng quy định của pháp luật và các quy chế chuyên môn của ngành, theo đúng mục đích của nhà trường THCS, sự chỉ đạo công tác của cấp trên, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của năm học.
3 - Có quyền điều động phân công mọi cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong phạm vi nhà trường theo đúng chức năng, quyền hạn được quy định trong quy chế trường THCS, căn cứ theo yêu cầu công việc nhà trường và năng lực cán bộ, giáo viên.
4 - Mọi công tác đều phải được triển khai kịp thời bằng kế hoạch, có sự phân công đánh giá cụ thể đến từng giáo viên, công nhân viên.
5 - Lắng nghe và tiếp thu mọi ý kiến của cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, có biện pháp giải quyết kịp thời trong phạm vi quyền hạn cho phép hoặc phản ánh lên cấp trên; không được có hành vi trù dập đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên đã góp ý, phê bình.
6 - Thực hiện nghiêm túc mọi quy định chính sách về quyền lợi của cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường một cách đầy đủ, kịp thời, công bằng.
7 - Thực hiện công khai trước cán bộ giáo viên về mọi mặt hoạt động của nhà trường và các vấn đề có liên quan theo đúng quy định.
8 - Thực hiện tốt việc thông tin giữa cấp trên với nhà trường, với cán bộ giáo viên và với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
9 - Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích tài sản hiện có của cơ quan, sử dụng hợp lý và tiết kiệm kinh phí, thực hiện nghiêm túc quy định về công khai tài chính.
10 - Phối hợp với Chi bộ, Công đoàn, các đoàn thể khác tổ chức Hội nghị cán bộ công nhân viên chức hàng năm nhằm kiểm điểm và bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác của nhà trường theo hướng phát huy dân chủ, sáng tạo của cả tập thể, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của công nhân viên đóng góp cho các hoạt động của nhà trường. Có kế hoạch và biện pháp hợp lý để cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, công nhân viên.
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA CB-GV-NV TRONG NHÀ TRƯỜNG.
1 - Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
1.1 - Có nhận thức chính trị đúng đắn của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành.
1.3. Yêu nghề, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh.
1.4 Có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh phù hợp với môi trường giáo dục; có tinh thần trach snhiệm; có ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh thần hợp tác.
1.5 . Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; có ý thức rèn luyện sức khoẻ.
2 - Yêu cầu về kiến thức:
2.1. Có kiến thức khoa học cơ bản đạt trình độ chuẩn được đào tạo để dạy một đến hai môn học trong chương trình THCS.
2.2. Có kiến thức cơ bản, cần thiết về phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn học được phân công dạy.
2.3. Có kiến thức cơ bản cần thiết về tâm lý học sư phạm và lứa tuổi, đặc điểm học sinh THCS, giáo dục học phổ thông; biết ngoại ngữ, tin học để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, giáo dục.
2.4. Có hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kiến thức phổ thông về những vấn đề xã hội.
3. Yêu cầu về kỹ năng sư phạm:
3.1. Biết phân tích chương trình và nội dung sách giáo khoa bộ môn; biết lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị tư liệu và phương tiện dạy học; biết soạn giáo án (kế hoạch bài học).
3.2. Biết tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
3.3. Biết kiểm , đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3.4. Biết làm công tác chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục như: sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp; hoạt động của đội thiếu niên.
3.5. Biết cách giao tiếp, ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng và hợp tác với đồng nghiệp.
3.6. Biết lập, lưu giữ, sử dụng hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
Trong công việc: phục tùng sự chỉ đạo, phân công của Ban giám hiệu và của cấp trên, có quyền đề xuất ý kiến, cách giải quyết của mình khác với ý kiến của cấp trên nhưng vẫn phải có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ được giao và có quyền bảo lưu ý kiến.
4 - Mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có trách nhiệm xây dựng Nhà trường văn hoá. Cụ thể:
* Có khung cảnh đẹp:
- Có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, có biện pháp giữ gìn, khai thác tốt tài sản, cơ sở vật chất dạy và học.
- Cảnh quan sư phạm đảm bảo xanh, sạch, đẹp; môi trường giáo dục lành mạnh, văn hoá, an toàn.
- Các phòng, phòng làm việc, phòng chức năng, thư viện, phòng thí nghiệm…bố trí khoa học, ngăn nắp, sạch đẹp, phục vụ có hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường.
* Có nền nếp tốt:
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước, các quy định, quy chế chuyên môn của ngành, các quy định về cải cách thủ tục hành chính. Đảm bảo kỷ cương trong quản lý, thực chất trong đánh giá; nền nếp làm việc, học tập, hội họp, khoa học, thiết thực và hiệu quả.
- Xây dựng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ, quy định trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường. Triển khai có hiệu quả cuộc vận động Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm. Xây dựng và giữ gìn khối đoàn kết trong tập thể nhà trường. Đảm bảo chế độ thông tin báo cáo.
* Có chất lượng cao
- Thực hiện tốt các hoạt động giáo dục toàn diện, thực hiện đổi mới và đạt kết quả cao trong hoạt động dạy và học. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quả lý giáo dục.
- Đạt danh hiệu thi đua “Tập thể tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố” trở lên.
5 - Phải thường xuyên phê bình và tự phê bình nghiêm túc, thẳng thắn đấu tranh để xây dựng nộ bộ cơ quan đoàn kết, trong sạch. Có nếp sống lành mạnh, trong sáng, văn minh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của Ban giám hiệu nhà trường và cấp trên.
6 - Cán bộ, giáo viên trong nhà trường có quyền được biết mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành liên quan đến công việc cơ quan; biết kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý và hàng tháng của nhà trường. Được thông tin đầy đủ về việc thu chi mọi khoản kinh phí trong ngân sách của nhà trường trong năm; nội dung các kết luận về thanh tra giáo viên, nhà trường của thanh tra cấp trên cũng như của Ban giám hiệu. Biết nội dung và tham gia ý kiến công tác tuyển dụng viên chức hàng năm, khen thưởng, kỷ luật, việc nâng ngạch bậc lương và việc đề bạt cán bộ viên chức trong nhà trường, các trả lời về những khiếu nại, tố cáo được giải quyết trong phạm vi nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường giải quyết đơn thư khiếu nại vào buổi chiều thứ sáu hàng tuần từ 14h30 đến 16h30.
7 - Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được quyền tham gia ý kiến vào các chủ trương chính sách của cấp trên có liên quan đến công tác của nhà trường, kế hoạch công tác của cơ quan, việc tổ chức các phong trào thi đua; ý kiến đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác của cơ quan; nội dung các kết luận của cấp trên và nhà trường về thanh tra giáo viên, nhà trường; tham gia ý kiến vào công tác tuyển dụng và đề bạt viên chức, về việc nâng ngạch bậc lương hàng năm trong nhà trường; đóng góp ý kiến vào việc thực hiện chế độ chính sách và việc xây dựng nội quy, quy chế của nhà trường.
8 - Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường có quyền tham gia việc giám sát, kiểm tra tất cả các hoạt động của nhà trường việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, kế hoạch công tác hàng năm, các nghị quyết của Hội nghị viên chức; việc thu chi các khoản kinh phí từ mọi nguồn trong và ngoài ngân sách nhà trường, việc sử dụng tài sản; việc thực hiện chế độ chính sách với công nhân viên chức, việc khen thưởng, kỷ luật, đánh giá giáo viên, nhân viên.
9 - Hình thức tham gia ý kiến, thực hiện kiểm tra giám sát: tham gia ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải đảm bảo quy định về tập trung dân chủ, mang tính xây dựng (trong Hội nghị, các cuộc họp, qua tổ chuyên môn, đoàn thể, chi bộ ); không phát ngôn ra bên ngoài những ý kiến cá nhân về công tác của nhà trường; thực hiện kiểm tra giám sát qua Ban thanh tra nhân dân, qua các cuộc họp cơ quan, qua đấu tranh phê bình ở buổi sinh hoạt định kỳ, khi được hỏi ý kiến. Nghiêm cấm chia rẽ, bè phái gây mất đoàn kết nội bộ nhà trường.
ĐIỀU 4: QUAN HỆ VỚI CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ HỌC SINH
1 - Chi bộ Đảng, nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường quan hệ công tác với Đảng bộ, chính quyền và đoàn thể ở địa phương theo quy định chung của Đảng, nhà trường và tổ chức đoàn thể ở địa phương theo đúng chức năng, quyền hạn của một đơn vị nàh trường đóng trên địa bàn xã; đảm bảo quan hệ gắn bó, đoàn kết cùng giúp đỡ trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ; tuân thủ những quy định, nội quy, phong tục tập quán của địa phương.
2 - Quan hệ mật thiết với Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và với nhân dân đại phương trong việc phối hợp làm tốt công tác giáo dục học sinh; tham gia tích cực vào công tác chính trị, văn hoá của địa phương, góp phần xây dựng địa phương về mọi mặt.
3 - Phổ biến, tuyên truyền đầy đủ, chính xác những quy định về công tác giáo dục của Đảng, Nhà nước, của cấp trên tới chính quyền và nhân dân địa phương; kịp thời phản ánh những ý kiến của nhân dân có liên quan đến công tác giáo dục lên cấp trên, giải quyết mọi thắc mắc nếu trong quyền hạn cho phép.
4 - Thực hiện tốt thông tin 2 chiều với phụ huynh học sinh về các vấn đề có liên quan đến công tác dạy và học; những công việc mang tính thoả thuận giữa nhà trường với phụ huynh được thảo luận đi đến thống nhất với phụ huynh trước khi thực hiện; không làm những việc trái với quy định của Đảng, nhà nước, của ngành, cấp trên về công tác giáo dục gây thiệt hại cho nhân dân, học sinh.
5 - Tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng những công việc có liên quan đến nhân dân, học sinh, không sách nhiễu, gây phiền hà.
6 - Công khai trước học sinh và phụ huynh những quy định về kinh phí đóng góp trong năm học, những khoản thu theo thoả thuận, những quy định về đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật học sinh, những vấn đề có liên quan đến việc tổ chức các kỳ thi, xét lên lớp, kết quả tốt nghiệp, trả bằng tốt nghiệp, hồ sơ, học bạ học sinh …theo đúng quy định của Bộ giáo dục - đào tạo và của cơ quan giáo dục cấp trên.
7 - Tiếp xúc với nhân dân, học sinh, mọi cán bộ giáo viên, công nhân viên cần thể hiện thái độ hoà nhã, tận tình, bình tĩnh, thể hiện lòng yêu thương học sinh.
T/m Ban Chỉ Đạo
Trưởng ban
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRƯỜNG THCS MAI ĐÌNH
QUY CHẾ BẢO VỆ TÀI SẢN CỦA CÔNG
1 - Tài sản trong nhà trường bao gồm đất đai, cây cối trồng trên đất nàh trường, lớp học, văn phòng, các công trình xây dựng khác và toàn bộ những tài sản, đồ dùng, trang thiết bị được nhà nước cấp, được mua sắm bằng kinh phí của nhà trường đều được coi là tài sản công.
2 - Mọi tài sản này đều được coi là tài sản XHCN, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm, chiếm đoạt, làm hư hỏng.
3 - Mọi thành viên trong nhà trường (cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh ) phải luôn luôn nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, giữ gìn và bảo vệ tài sản, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả cao những tài sản này.
4 - Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tài sản từ bên ngoài nhà trường.
5 - Với Ban giám hiệu: Chịu trách nhiệm trước nhà nước và Hội đồng nhà trường về những tài sản thuộc sở hữu, sử dụng, quản lý của nhà trường; có kế hoạch sử dụng hợp lý, đúng mục đích, có phân công trách nhiệm cụ thể cho người sử dụng, quản lý, trông coi tài sản, lập phương án, kế hoạch bảo vệ tài sản.
Có kế hoạch sữa chữa hoặc thanh lý khi tài sản hư hỏng, hết hạn sử dụng; chịu trách nhiệm chính về mọi mất mát, tổn thất tài sản trong nhà trường.
6 - Với bảo vệ nhà trường:
Chịu hoàn toàn trách nhiệm về những tài sản nhà trường được giao trông coi, bảo vệ; có trách nhiệm đề xuất kế hoạch, biện pháp bảo vệ với Ban giám hiệu.
Có trách nhiệm phát hiện, nhắc nhở, đề xuất hình thức xử lý người có hành vi xâm phạm, làm hư hỏng, thất thoát tài sản trong phạm vi nhà trường với BGH.
Có trách nhiệm trông coi tài sản, cơ sở vật chất nhà trường trong và sau thời gian làm việc hành chính; chịu trách nhiệm bồi hoàn mọi tài sản mất mát, bị hư hỏng thuộc phạm vi giao quản lý, bảo vệ.
Phối hợp với địa phương trong việc bảo vệ tài sản.
7 - Với cán bộ giáo viên, nhân viên được phân công bảo vệ tài sản:
Chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài sản được giao sử dụng, quản lý, bồi thường hoặc bồi hoàn khi mất, hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Cán bộ làm thư viện, quản lý phòng thí ngiệm có trách nhiệm sắp xếp; quản lý tài sản, phát hiện kịp thời những hư hỏng, đề xuất biện pháp khắc phục; ghi chép đầy đủ chính xác việc cho mượn đồ dùng, thiết bị dạy học và có trách nhiệm thu hồi, kiểm tra tài sản đã cho mượn, phát hiện hư hỏng, mất mát để quy trách nhiệm kịp thời cho người mượn; chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát tài sản trong phạm vi quản lý.
8 - Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên:
Nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức làm chủ tập thể trong bảo vệ tài sản chung của nhà trường.
Khi sử dụng tài sản phải đúng mục đích, tiết kiệm, giữ gìn, bảo quản tài sản, nếu hư hỏng, mất mát phải bồi thường; khi mượn đồ dùng, thiết bị cho giảng dạy phải ghi sổ đầy đủ, có trách nhiệm quản lý đồ dùng khi lên lớp, tránh hư hỏng.
9 - Đối với học sinh:
Quản lý tốt, sử dụng đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm tài sản trong lơp shọc như bàn, ghế, hệ thống điện, cánh cửa lớp học, bảng đen, các trang thiết bị lắp trên lớp…, giữ gìn và bảo vệ các tài sản công cộng như cây xanh, nhà cửa, sân chơi, các trang thiết bị dạy học, vui chơi của nhà trường.
Trường hợp phát hiện hư hỏng, mất mát phải báo ngay với bảo vệ, giáo viên trong nhà trường có biện pháp xử lý; trường hợp làm hư hỏng, làm mất tài sản phải sửa chữa nguyên trạng, bồi thường về vật chất cho nhà trường.
Đấu tranh chống những hành vi xâm phạm, làm hư hỏng tài sản, kịp thời báo cho nhà trường những hành vi vi phạm.
T/m Ban Chỉ Đạo
Trưởng ban
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRƯỜNG THCS MAI ĐÌNH
QUY ƯỚC VỀ NẾP SỐNG VĂN MINH - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I - QUY ƯỚC THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG NHÀ TRƯỜNG
A - ĐỐI VỚI CÁN BỘ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN:
Toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật, của Quy chế công chức, quy định của ngành và nội quy của nhà trường:
1 - Rèn luyện phong cách nhà giáo mẫu mực:
* Có phẩm chất tốt:
- Yêu nước, yêu Thủ đô, yêu nghề, yêu trẻ, thực hiện tốt đường lối giáo dục của Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước, quy định, quy chế của ngành.
- Có tinh thần tập thể, có ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần đoàn kết.
- Có đạo đức trong sáng, tận tuỵ với nghề, gương mẫu, trung thực, cần kiệm, liêm chính chí công vô tư.
* Có chuyên môn giỏi:
- Tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn, đảm bảo ngày công lao động cao. Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới dạy học.
- Thường xuyên tham gia hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, thực hiện có chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, đúc kết sáng kiến kinh nghiệm, có ý thức học hỏi, được đồng nghiệp tin cậy.
- Chất lượng dạy học và công tác tốt, được học sinh và phụ huynh tin tưởng. Đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua hoặc Lao động giỏi cấp huyện trở lên.
* Có phong cách đẹp:
- Có nề nếp làm việc khoa học, lối sống lành mạnh, ứng xử giao tiếp văn hoá. Quan hệ tốt với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
- Trang phục, tác phong, ngôn ngữ, cử chỉ thể hiện nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, có tác dụng làm gương cho học sinh noi theo.
- Gia đình được công nhận là “Gia đình văn hoá”
Thực hiện nghiêm túc giờ giấc làm việc, không đi muộn, về sớm, đảm bảo ngày làm việc có chất lượng và tinh thần trách nhiệm cao, không bỏ lớp trong giờ dạy.
2 - Khi đến trường, cán bộ giáo viên phải đảm bảo ăn mặc thống nhất theo quy định về trang phục đối với công chức: mặc âu phục, đi giầy hoặc dép quai hậu, với cán bộ giáo viên nữ mặc trang phục áo dài trong những ngày quy định.
3 - Khi đến trường, thực hiện tốt việc giao tiếp văn minh, lịch sự với đồng nghiệp, với khách đến trường và với học sinh; tuyệt đối không nói tục chửi bậy, gây cãi cọ, mất đoàn kết.
4 - Trong thời gian làm việc, tuyệt đối không hút thuốc lá, không tụ tập đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào, không chơi trò chơi, được xem ti vi và nghe đài trong giờ giải lao nhưng phải đảm bảo trật tự không làm ảnh hưởng đến người khác.
5 - Không vứt rác và xả rác bừa bãi trong phạm vi nhà trường.
6 - Trong ngôn ngữ và hành vi giao tiếp, đảm bảo hoà nhã, đúng mực, gương mẫu trưứoc học sinh, tận tình giúp đỡ khách đến trường làm việc.
7 - Khi sử dụng các đồ dùng trong văn phòng (ti vi, đài quat, quạt, bàn ghế, ấm chén ) cần thu dọn và giữ lại nguyên trạng như ban đầu, không để đồ dùng bừa bãi, tắt quạt, điện trước khi ra khỏi phòng, không đổ hắt nước tuỳ tiện.
8 - Thực hiện nghiêm túc những quy định của địa phương, thôn xóm nơi cư trú bản thân gia đình cư trú về nếp sống văn hoá mới (không tổ chức ăn uống, ma chay, cưới xin đình đám).
9 - Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện do nhà trường và cấp trên phát động.
B - ĐỐI VỚI HỌC SINH:
1 - Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định về phong cách của học sinh Thủ đô và những quy định của nhà trường và Đoàn Đội.
Phấn đấu trở thành người học sinh thanh lịch:
* Có đạo đức tốt:
- Có ý thức phấn đấu tu dưỡng, động cơ học tập đúng đắn. Có tinh thần khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập và công tác. Tích cực, gương mẫu trong các hoạt động tập thể, tham gia xây dựng nhà trường.
- Biết kính trên, nhường dưới, đoàn kết thân ái với bạn bè, đồng nghiệp.
- Được xếp loại đạo đức Tốt, được tập thể tín nhiệm.
* Học tập giỏi:
- Có phương pháp học tạp khoa học, đạt kết quả cao và đồng đều ở các môn học, các mặt hoạt động.
- Có ý thức rèn luyện, tinh thần tự học, không ngừng nâng cao kiến thức toàn diện. Hăng hai tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao…để trở thành con người phát triển toàn diện. Trung thực trong học tập và kiểm tra, thi cử. Có ý thức giúp đỡ bạn bè trong học tập.
- Đạt danh hiệu Học sinh tiên tiến trở lên.
* Có lối sống đẹp
- Có nền nếp tốt trong học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí; giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng; có ý thức học tập để hiểu biết, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội. Trang phục, giao tiếp, ứng xử có văn hoá.
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ của công. Tích cực đấu tranh với những biểu hiện không lành mạnh và phòng chống các tệ nạn xã hội.
2 - Đến trường đúng giờ quy định, không đi muộn, không đến qua sớm, thực hiện nghiêm túc giờ học theo đúng hiệu lệnh trống và của giáo viên, không bỏ giờ, bỏ tiết ra ngoài.
3 - Trong giờ học trật tự, nghiêm túc, tích cực tham gia vào bài học, không làm việc riêng gây mất trật tự gây ảnh hưởng cho lớp học.
4 - Thực hiện mặc đồng phục khi đến trường, học sinh là đội viên đeo khăn quàng đỏ, học sinh lớp 9 đeo huy hiệu đội viên.
Thực hiện tốt các cuộc vận động “2 không” với 4 nội dung của Bộ GD & ĐT; “3 không” của Sở GD & ĐT và các cuộc vận động khác.
5 - Chào hỏi, nói năng lễ phép với tất cả các thầy cô giáo trong trường, chào hỏi lễ phép với khách đến trường, người lớn tuổi, nói năng đúng mực, hoà nhã, thân ái với bạn bè, nghiêm cấm mọi hiện tượng nói tục, chửi bậy, cãi lộn, đánh nhau, biết yêu thương và giúp đỡ em nhỏ, đoàn kết với bạn bè.
6 - Nghiêm cấm việc hút thuốc lá, đánh cờ bạc dưới mọi hình thức, uống rượu bia, không chơi các trò chơi không lành mạnh, nguy hiểm.
7 - Đấu tranh chống mọi hành vi xấu, không văn minh, các biểu hiện của tệ nạn xã hội trong nhà trường.
8 - Có ý thức bảo vệ của công và tinh thần xây dựng làm chủ nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong sáng.
9 - 100% học sinh tham gia học 2 buổi/ngày với ý thức và thái độ học tập tốt.
10 - Thực hiện nghiêm túc luật lệ ATGT (thực hiện tốt “5 không”):
- Không tụ tập tại cổng trường trước và sau giờ học.
- Không đi bộ xuống lòng đường, không lạng lách đánh võng, không đi vào đường cấm.
- Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe máy.
- Không đi xe máy đến trường khi chưa đủ điều kiện.
- Không vượt đèn đỏ.
11 - Tuyệt đối chấp hành các quy định phòng, chống tệ nạn xã hội như:
- Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán, phân phối…các chất ma tuý, thuốc gây nghiện…
- Không sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý. Không xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý…
- Không sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý…
- Không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
- Không xem băng đĩa có nội dung đồi truỵ (kể cả trên mạng)....
- Không tàng trữ, vận chuyển và sử dụng pháo, chất cháy nổ,….. không đốt pháo trong và ngoài trường.
- Không trốn học đi chơi, đi đánh điện tử hoặc tham gia vào những hành vi phạm pháp như trấn lột, cướp bóc của bạn bè trong và ngoài trường hoặc người đi đường.
- Không bỏ nhà đi hoặc tự ý đi chơi xa khi không được sự đồng ý của bố mẹ và nhà trường.
- Đoàn kết với bạn, không gây gổ đánh nhau trong trường, ngoài đường, ở khu phố, thôn xóm.
- Có nề nếp tốt trong học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng (không vứt giấy rác ra lớp học, hành lang, sân trường, vườn trường…)
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế nhà trường. Có ý thức bảo vệ của công.
II - QUY ƯỚC GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
1 - Tất cả mọi cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường đều phải nâng cao ý thức giữ gìn, xây dựng và bảo vệ vệ sinh môi trường chung theo mục tiêu xây dựng môi trường "xanh - sạch - đẹp".
2 - Giáo viên phải gương mẫu trong giữ gìn vệ sinh chung, trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường góp phần tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức làm chủ trong xây dựng và bảo vệ môi trường cho học sinh.
3 - Mọi cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải chú ý giữ gìn vệ sinh chung sạch, đẹp, không xả rác, vứt rác, đổ nước thải bừa bãi, vệ sinh thường xuyên khu văn phòng.
4 - Mọi học sinh phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ lao động, làm trực nhật, làm sạch lớp học, sân trường, các công trình vệ sinh công cộng, không xé giấy, xả rác bừa bãi, thu dọn rác vào đúng nơi quy định; thực hiện tổng vệ sinh định kỳ theo lớp.
5 - Mọi giáo viên học sinh phải tích cực tham gia vào các phong trào chung của địa phương về giữ gìn và bảo vệ môi trường, các cuộc thi tìm hiểu, hưởng ứng các đợt vận động bảo vệ môi trường.
6 - Thi đua xây dựng, giữ gìn lớp học sạch - đẹp - vệ sinh.
T/m Ban Chỉ Đạo
Trưởng ban
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRƯỜNG THCS MAI ĐÌNH
QUY CHẾ VỀ THANH TRA CÔNG CHỨC
I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1 - Mọi công chức, viên chức trong nhà trường đều phải thực hiện nghiêm túc mọi quy định, thực hiện nghiêm túc mọi nghĩa vụ và được hưởng đầy đủ các quyền lợi được quy định trong pháp lệnh công chức.
2 - Mọi cán bộ giáo viên nàh trường đều phải thực hiện nghiêm quy chế của ngành giáo dục, các chỉ thị nghị quyết của cơ quan chuyên môn cấp trên và nội quy, quy chế của cơ quan.
3 - Mọi công chức, viên chức trong nhà trường đều chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng nhà nước, các cơ quan chuyên môn cấp trên, sự kiểm tra giám sát của Hội đồng nhà trường, Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân. (Do Đại hội công nhân viên chức bầu ra)
4 - Các tổ chức có chức năng thanh tra công chức trong phạm vi nhà trường, đều phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật, của ngành giáo dục, theo chức năng nhiệm vụ của tổ chức mình đã được quy định.
II - NỘI DUNG THANH TRA CÔNG CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG
1 - Chức năng thanh tra công chức trong nhà trường được giao cho Ban giám hiệu và Ban thanh tra nhân dân do Đại hội công nhân viên chức hàng năm bầu ra.
2 - Hai tổ chức này căn cứ vào chức năng, quyền hạn cụ thể được quyền thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong phạm vi nhà trường.
3 - Ban giám hiệu có quyền kiểm tra mọi vấn đề liên quan đến hồ sơ công chức như: các loại quyết định (Tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng...), văn bằng, sổ bảo hiểm, và các hồ sơ có liên quan đến nghề nghiệp của công chức, viên chức. Công chức có trách nhiệm xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ có liên quan khi tổ chức yêu cầu.
4 - Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân và tổ chuyên môn có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên hồ sơ, sổ sách chuyên môn, việc thực hiện công việc chuyên môn của mọi cán bộ, viên chức trong nhà trường theo chế độ định kỳ, có báo trưứoc hoặc đột xuất; có trách nhiệm đánh giá chính xác, công bằng, công khai về năng lục chuyên môn của cán bộ, viên chức qua kiểm tra, đảm bảo có tác dụng thi đua trong nhà trường.
5 - Cán bộ viên chức tạo điều kiện cho việc thanh tra, kiểm tra, được quyền biết kết quả thanh tra một cách công khia, được quyền tham gia ý kiến và bảo lưu ý kiến của mình khi có vướng mắc, không thống nhất, được quyền kiến nghị lên cơ quan cấp trên về những kết luận sai của thanh tra nhà trường.
6 - Mọi cán bộ viên chức đều chịu sự kiểm tra, thanh tra của Ban giám hiệu và Ban thanh tra nhân dân về mọi hoạt động chuyên môn, về việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, về thực hiện nội quy, quy chế làm việc trong cơ quan, về kỷ luật lao động và công bằng xã hội.
7 - Mọi kết luận qua thanh tra phải được công khai trước Hội đồng, tổ chuyên môn, được lấy làm cơ sở đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên định kỳ hàng tháng, hàng năm, làm căn cứ cho việc xét khen thưởng, kỷ luật, xét nâng bậc lương...
8 - Mọi tổ chức đoàn thể, cá nhân trong nhà trường đều có quyền tham gia ý kiến vào những kết luận thanh tra, được quyền kiến nghị về những kết luận thanh tra theo hướng tập trung dân chủ.
T/m Ban Chỉ Đạo
Trưởng ban
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRƯỜNG THCS MAI ĐÌNH
QUY CHẾ VỀ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CÔNG KHAI
I - TRÁCH NHIỆM CỦA BAN GIÁM HIỆU:
Công khai tài chính là việc làm thường xuyên hàng năm để đảm bảo cho cán bộ công nhân viên có quyền được biết, được bàn, được kiểm tra nhằm tiếp thu ý kiến, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại giúp cho công tác quản lý tài chính được tốt. Cụ thể là:
1 - Xây dựng dự toán thu - chi ngân sách hàng năm được đưa vào dự thảo kế hoạch năm học và đọc trước Đại hội công nhân viên chức để cán bộ công nhân viên thảo luận, góp ý đưa ra nghị quyết.
2 - Sau khi nhận thông báo dự toán ngân sách được cấp trên duyệt sẽ đọc công khai trước tập thể Hội đồng nhà trường.
3 - Nhận các văn bản hướng dẫn của cấp trên quy định về chế độ chi, quy định về các khoản thu do nhân dân đóng góp đưa ra Nghị quyết Hội đồng nhà trường, giao cho bộ phận tài vụ và giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo học sinh thực hiện.
4 - Công bố trước toàn thể phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm về các văn bản quy định các khoản thu: Học phí, xây dựng cơ sở vật chất, hội phí...việc miễn giảm học phí. Ngoài ra còn vận động giải thích để phụ huynh học sinh nhận thức đúng việc cho con em mình tham gia hai loại hình bảo hiểm theo mức hướng dẫn của liên ngành giáo dục và các cơ quan bảo hiểm.
5 - Công khai việc thu chi tài chính từ nguồn ngân sách và các khoản thu khác theo định kỳ ở phiên họp sơ kết kỳ I, tổng kết năm học, khi cần thiết có thể công khia đột xuất nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ giáo viên.
6 - Tiếp thu ý kiến của can bộ giáo viên về công tác tài chính và trả lời, giải thích rõ trước tập thể hội đồng nhà trường.
II - ĐỐI VỚI BAN THANH TRA NHÂN DÂN:
Giúp nhà trường trong việc thanh tra các khoản thu - chi tài chính và chỉ ra những tồn tại đề xuất ý kiến và báo cáo nhà trường bằng văn bản.
Giải quyết các đơn thư, khiếu nại liên quan đến công tác tài chính trong phạm vi, quyền hạn cho phép và chịu trách nhiệm trước nhà trường trong việc trả lời giải đáp trước tập thể hội đồng nhà trường.
III - BỘ PHẬN TÀI VỤ:
Tham mưu giúp nhà trường thực hiện tốt công tác công khai tài chính, đảm bảo số liệu chính xác, trung thực, khách quan.
Giúp nhà trường giải thích việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên theo quy định của nhà nước khi cán bộ giáo viên hỏi.
IV - CÁN BỘ GIÁO VIÊN:
Có quyền được biết việc thực hiện thu chi tài chính, các văn bản quy định về chế độ chính sách, đề xuất góp ý với nhà trường theo tinh thần dân chủ hoá.
Có trách nhiệm báo cáo kịp thời việc thực hiện thu các loại tiền đóng góp của học sinh với nhà trường, kịp thời phản ánh những vướng mắc trong quá trình thu; ghi chép chính xác, đầy đủ, kịp thời, trung thực về các khoản thu của lớp mình phụ trách; hàng tháng công khai trước học sinh về những khoản học sinh đã đóng góp; không được giữ những khoản thu của học sinh, nộp về nhà trường theo đúng lịch định kỳ.
Có quyền biết những thông tin về mức độ, tiến độ đóng góp của lớp và của các lớp trong nhà trường.
Được nhà trường định kỳ thông báo về công tác thu, chi các loại tiền trong và ngoài ngân sách, được quyền yêu cầu kiểm tra thông qua Ban thanh tra nhân dân về việc thu và chi các loại ngân sách của nhà trường đối chiếu theo đúng các quy định hiện hành.
T/m Ban Chỉ Đạo
Trưởng ban
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRƯỜNG THCS MAI ĐÌNH
QUY CHẾ VỀ QUẢN LÝ CÁN BỘ GIÁO VIÊN NÂNG LƯƠNG & KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT
I - QUẢN LÝ CÁN BỘ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN
Tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường làm việc tuân thủ tuyệt đối, thực hiện đầy đủ những chủ trương chính sách của Đảng, những quy định của pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức được quy định trong Pháp lệnh công chức, đúng chức năng, nhiệm vụ của giáo viên theo quy định của Luật giáo dục.
Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm quản lý, điều hành công việc của toàn cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường theo đúng quy định của pháp luật, theo đúng chức năng và quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm trước Phòng giáo dục - đào tạo về các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Cụ thể là:
Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch giảng dạy, phân công các chức danh phù hợp với trình độ chuyên môn, phân ban đào tạo của giáo viên vào đầu năm học; đưa vào nội dung kế hoạch năm học, thông qua đại hội công nhân viên chức để cán bộ giáo viên thực hiện.
Lên kế hoạch phân công các đồng chí trong ban thường trực nhà trường cùng kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường trực lãnh đạo để điều hành, giám sát công việc hàng ngày của cán bộ giáo viên được phân công.
Thường xuyên nắm bắt những thông tin chỉ đạo của cấp trên để lên kế hoạch hướng dẫn cán bộ giáo viên thực hiện.
Nhắc nhở rút kinh nghiệm chấn chỉnh kịp thời đối với cán bộ giáo viên vi phạm giờ giấc và quy chế chuyên môn.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất để đánh giá chính xác, toàn diện giáo viên, giúp cho việc xếp loại đúng đắn, công bằng.
Chịu trách nhiệm về những sai phạm của công chức trong phạm vi quản lý của mình.
II - NÂNG LƯƠNG
Nâng lương là việc làm thường xuyên, mỗi năm 2 lần theo quy định của cấp trên nhằm đảm bảo quyền lợi, chế độ của cán bộ công nhân viên trong nhà trường, việc nânglương phải dảm bảo công bằng, dân chủ, công khai.
1 - Đối với nhà trường:
Nhận thông tin hướng dẫn nâng bậc lương hàng năm của cấp trên để chỉ đạo triển khai trước hội đồng nhà trường, thông báo công khai diện, tiêu chuẩn nâng lương cho công chức.
Thành lập hội đồng xét nâng bậc lương, rà soát đối chiếu tiêu chuẩn khung lương theo quy định của Chính phủ, kết hợp với việc đánh giá xem xét mức độ hoàn thành công việc được giao và việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đối với từng cá nhân cán bộ giáo viên trong tiêu chuẩn được xét nâng bậc lương.
Lập danh sách theo mẫu hướng dẫn gửi lên cấp trên đúng thời hạn, đúng đối tượng theo Nghị quyết Hội dồng, chịu trách nhiệm về những sai sót trong danh sách nâng lương.
2 - Đối với cán bộ giáo viên, côngnhân viên nhà trường:
Được biết đầy đủ các thông tin về nâng lương hàng năm, nghiên cứu, đối chiếu các điều kiện, tiêu chuẩn nânglương để làm đơn (nếu thuộc diện nâng lương) để kiểm tra giám sát việc thực hiện nâng lương trong cơ quan.
Thảo luận, góp ý kiến, tham gia biểu quyết trong kỳ họp xét nâng lương của nhà trường.
Được quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên về trường hợp nâng lương trong cơ quan nếu cảm thấy chưa thoả đáng, không đúng điều kiện, chịu hoàn toàn trách nhiệm về những khiếu nại của bản thân.
III - KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT:
Việc khen thưởng - kỷ luật được tiến hành thường xuyên trong nhà trường nhằm đánh giá đúng cán bộ giáo viên, nhằm động viên, khuyến khích, phát huy những cá nhân, tập thể có thành tích; uốn nắn nhắc nhở những sai phạm nhằm thúc đẩy công tác nhà trường phát triển đúng hướng.
Kỷ luật: Mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên nếu vi phạm vào các quy chế, quy định tuỳ theo mức độ sẽ xem xét, xử lý từ nhắc nhở, phê bình, trừ điểm thi đua, cắt thi đua, xem xét nâng lương…
Ban thi đua, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ Chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong nhà trường về việc tổ chức, xem xét, đánh giá và quyết định các hình thức, mức độ khen thưởng, kỷ luật cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường theo đúng chức năng được phân công của tổ chức mình.
Việc khen thưởng - kỷ luật phải căn cứ vào các quy định về khen thưởng hiện hành, căn cứ vào cả quá trình hoạt động, làm việc của cá nhân, tập thể, không căn cứ vào những việc ngẫu nhiên, thiếu cơ sở. Việc khen thưởng - kỷ luật phải dựa trên cơ sở giáo dục theo chiều hướng tốt, tích cực; quyết định phải dựa trên cơ sở thống nhất của tập thể, bàn bạc dân chủ.
Kết luật khen thưởng - kỷ luật được công khai trước toàn thể Hội đồng, được thông báo đến cơ quan cấp trên (nếu cần), được thông báo đến toàn thể học sinh (với học sinh), trong toàn thể tổ chức mà cá nhân đang sinh hoạt.
Những việc khen thưởng - kỷ luật vượt quá quyền hạn, chức năng của nhà trường được thông báo đề nghị cấp trên quyết định hình thức tương xứng.
Những chủ trương về việc khen thưởng của cấp trên phải được thông báo công khai, đầy đủ đến toàn thể Hội đồng về diện đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể để mọi người cùng đối chiếu, tham gia, góp ý kiến.
Mọi cá nhân, tập thể trong nhà trường đều được quyền phản ánh những thắc mắc, khiếu nại về các trường hợp khen thưởng, kỷ luật cả về mức độ và hình thức.
Những kết luận về khen thưởng, kỷ luật được coi là căn cứ, cơ sở để đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể trong quá trình công tác.
* Một số tiêu chuẩn để xếp loại thi đua:
Năm học 2017-2018 sẽ tiếp tục áp dụng đánh giá, xếp loại giáo viên trong Quy chế đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của Phòng GD - ĐT theo thang điểm 100.
(Có văn bản Tiêu chí thi đua)
Chế độ khen thưởng, tham quan, hiếu, hỉ:
(Có trong văn bản Chi tiêu nội bộ).
T/m Ban Chỉ Đạo
Trưởng ban