1. Sự hình thành và phát triển của trường THCS Cát Chánh:
- Trường THCS Cát Chánh được thành lập vào ngày 15 tháng 9 năm 2001.
- Từ năm 1980 đến 1991 là trường Phổ thông cơ sở Cát Chánh 2. Năm 1991 trường được tách riêng cấp II và nhập với trường cấp II Cát Tiến và được lấy tên là trường Trung học cơ sở số 3 Phù Cát. Đến ngày 15 tháng 9 năm 2001 tách riêng ra và trở thành trường Trung học cơ sở Cát Chánh.
- Trường Trung học cơ sở Cát Chánh với diện tích là 5083,1m2 đóng trên địa bàn xã Cát Chánh huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.
- Đây là địa bàn có thu nhập không đồng đều, dân trí còn thấp đa số làm nông nghiệp độc canh cây lúa.
- Nhà trường hiện nay có 10 phòng học và đầy đủ các khu học tập, thực hành, khu thể dục thể thao. Có tường, rào, cổng ngõ xanh - sạch - đẹp.
- Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên là 32 cán bộ. thầy cô giáo, trong đó đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 87,5%.
- Tổng số học sinh trong năm học 2014-2015 là 328 em, năm học 2015-2016 là 290 em
- Nguồn tài chính bảo đảm cho nhà trường hoạt động gồm: Từ nguồn ngân sách cấp như lương, phụ cấp theo lương, nguồn kinh phí từ thu học phí của học sinh. Được thức hiện đúng theo quy định của nhà nước về quản lý tài chính.
- Đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời hàng tháng cho người lao động.
- Trong những năm vừa qua, nhà trường đã triển khai đầy đủ, có chất lượng các hoạt động của ngành và nhiệt tình tham gia các hoạt động của xã hội.
- Với truyền thống cần cù, chịu khó học hỏi nên nhà trường đạt nhiều giải cấp huyện, tỉnh: nghiên cứu khoa học kỹ thuật đạt cấp huyện, tỉnh và quốc gia, HSG cấp huyện, tỉnh, tin học trẻ, giải toán và Tiếng Anh trên Intenet, .....
- Trường Trung học cơ sở Cát Chánh đón nhận danh hiệu trường đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn 1 năm 2013.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường Trung học cơ sở Cát Chánh hiện nay:
* Chức năng:
Trường THCS Cát Chánh là cơ quan chuyên môn, giúp UBND huyện Phù Cát tỉnh Bình Định thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của Chính phủ. Đồng thời trường THCS Cát Chánh chịu sự quản lý của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật giáo dục và điều lệ trường học của Bộ giáo dục và đào tạo .
* Nhiệm vụ chủ yếu của trường THCS :
- Quản lý và chỉ đạo trực tiếp giáo viên và học sinh thuộc trường THCS Cát Chánh theo điều lệ trường học, chỉ đạo công tác dạy và học, thực hiện các quy định về mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trường học, sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, hướng dẫn giáo viên sử dụng tài liệu, thực hiện quy chế thi cử theo thẩm quyền .
- Trường THCS giúp địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã Cát Chánh bao gồm quy mô trường lớp, biên chế đội ngũ, ngân sách chi cho thường xuyên và ngân sách chi cho mua sắm, sửa chữa, xây dựng... .Tham mưu với Ủy ban nhân dân, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát, phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã Cát Chánh để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tổ chức và chỉ đạo việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Tổ chức triển khai và thực hiện các văn bản quy phạm về luật giáo dục, chỉ đạo thực hiện điều lệ nhà trường phổ thông.
- Huy động , quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương theo quy định của nhà nước.
- Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, đẩy mạnh phong trào thi đua " Hai tốt " trong nhà trường, xét và đề nghị khen thưởng cho tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua , đề nghị xét tặng danh hiệu vinh dự cho những giáo viên có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương.
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, việc thực hiện các quy định của ngành, việc thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, việc thực hiện quy chế chuyên môn... đối với đội ngũ của trường.
- Chỉ đạo xây dựng mối quan hệ giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu nguyên lý giáo dục. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh góp phần thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục.
* Quyền hạn:
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo chỉ đạo và điều hành mọi công việc. Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, thực hiện chế độ thủ trưởng trong những công việc cụ thể.
- Phát huy vai trò của từng thành viên trong trường, năng động, sáng tạo dám làm, dám chịu trách nhiệm theo quy định của nhà nước.
- Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Admin: Nguyễn Văn Phong (cập nhật: 17/6/2016)